THOÁI HÓA KHỚP GỐI

ĐỊNH NGHĨA:

Thoái hóa khớp gối là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi,bệnh thường gặp ở nữ giới chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp gối.

Là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn , xương dưới sụn;kèm theo tổn thương tổn thương dây chằng ,các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch.

NGUYÊN NHÂN:

1/Thoái hóa khớp gối nguyên phát:

  • Là nguyên nhân chính,xuất hiện muộn,thường ở người sau 60 tuổi,tiến triển chậm.
  • Yếu tố di truyền,yếu tố nội tiết và chuyển hóa(mãn kinh,Đái Tháo Đường…)có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.

2/Thoái hóa khớp thứ phát:

  • Gặp ở mọi lứa tuổi,nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi(gãy xương khớp,can lệch…);các bất thường trục khớp gối bẩm sinh(khớp gối quay ra ngoài,khớp gối quay vào trong,khớp gối quá duỗi hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối(viêm khớp dạng thấp,bệnh gout,lao khớp…)

TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP GỐI

  • Đau tại khớp tổn thương:Đau âm ỉ,có thể có cơn đau cấp xuất hiện và tăng khi vận động,thay đổi tư thế,giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi.Đau diễn tiến thành từng đợt,hết đợt có thể hết đau hoàn toàn,sau đó tái phát đợt khác.Có thể đau liên tục tăng dần.
  • Hạn chế vận động khớp tổn thương:bệnh nhân có thể không làm được động tác ngồi xổm,trường hợp hạn chế vận động nhiều thường do phản ứng co cơ kèm theo.
  • Dấu hiệu “phá rỉ khớp”:là dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng kéo dài từ 15-30 phút,không quá 30 phút.
  • Tiếng động bất thường tại khớp xuất hiện khi vận động:Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “lắc rắc”,”lục cục” tại khớp khi đi lại.
  • Biến dạng:lệch trục khớp(có thể có trước hoặc trong trường hợp thoái hóa thứ phát).Các biến dạng khác do tân tạo xương(gai xương) hoặc do thoát vị màng hoạt dịch.Có thể sờ thấy “chồi xương” ở quanh khớp gối.
  • Tràn dịch khớp.

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

  • Giảm đau trong các đợt tiến triển
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp,hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
  • Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc,lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

ĐIỀU TRỊ:

Điều trị dùng thuốc:

  • Thuốc giảm đau:Paracetamol 1-2 gam/ngày(Tylenol,Efferalgan…),thuốc giảm đau bậc 2(Ultracet 1-2 g/ngày,Efferalgan codein)
  • Thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs):Celecoxib(200mg/ngày),Meloxicam(7,5mg-15mg/ngày),diclofenac (50-100mg/ngày),Piroxicam(20mg/ngày)
  • Đường tiêm nội khớp:Hydrocortison acetat:mỗi đợt 2-3 mũi tiêm cách nhau 5-7 ngày,không vượt quá 4 mũi tiêm mỗi đợt;Diprospan tiêm mỗi mũi cách nhau 6-8 tuần.Không tiêm quá 3 đợt 1 năm vì gây tổn thương sụn khớp nếu dùng quá liều
  • Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm(DMAORs),nên chỉ định sớm,kéo dài,khi có đợt đau khớp,kết hợp với thuốc tác dụng nhanh:Glucosamine sulfate(1,5mg/ngày);Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate(30ml/ngày),thuốc ức chế Interleukin 1 Diacerein(50mgx 2 viên/ngày).
  • Cấy ghép tế bào gốc:Từ huyết tương tự thân giàu tiểu cầuPRP(lấy máu tĩnh mạch,chống đông,ly tâm tách huyết tương sau đó bơm vào khớp gối 6ml-8ml PRP);Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân ADSCs(tách tế bào gốc từ mô mỡ và tách dịch chiết tiểu cầu,thêm dung dịch Adistem và kích hoạt tế bào gốc bằng máy,sau đó tiêm 5ml mô mỡ đã làm sạch và 5ml dung dịch chứa 50-70 triệu tế bào nền  vào khớp gối thoái hóa;tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân.

Điều trị ngoại khoa:

  • Điều trị dưới nội soi khớp:rửa khớp(có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra,hoặc các thành phần bị calci hóa);gọt giũa bề mặt không đều của sụn,cắt bỏ sụn chêm bị tổn thương;khoan kích thích tạo xương(microfrature);cấy ghép tế bào sụn.
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo:Chỉ định ở các thể nặng tiến triển,có giảm nhiều chức năng vận động.Thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.

Điều trị không dùng thuốc:

  • Châm cứu:
  • Vật lý trị liệu:siêu âm,hồng ngoại,chườm nóng,liệu pháp suối khoáng,bùn.

PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA KHỚP GỐI

  • Điều chỉnh cân nặng lí tưởng,chống béo phì.
  • Tránh các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt,bảo vệ khớp tránh quá tải,tránh các động tác mạnh đột ngột  khi mang vác hoặc lao động nặng.
  • Chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý,các môn thể thao phù hợp với thoái hóa khớp:Thế dục nhịp điệu,khiêu vũ…
  • Phát hiện và điều chỉnh sớm các dị tật khớp(lệch trục khớp,khớp gối vẹo trong,vẹo ngoài…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *