Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI LÀ GÌ?
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các tĩnh mạch ở chân bị giãn ra, nổi lên trên bề mặt da. Tình trạng này xảy ra khi máu không lưu thông trở lại tim một cách trơn tru, gây ứ đọng tại chân.
NGUYÊN NHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI?
* Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
* Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn.
* Giới tính: Phụ nữ mang thai hoặc đã từng mang thai có nguy cơ cao hơn.
* Ngồi hoặc đứng quá lâu: Các hoạt động này làm chậm quá trình lưu thông máu.
* Béo phì: Cân nặng quá lớn gây áp lực lên tĩnh mạch.
CƠ CHẾ BỆNH SINH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI?
*Van tĩnh mạch: Các van này có chức năng như những cánh cửa một chiều, chỉ cho phép máu chảy từ dưới lên trên, về tim.
* Suy yếu van: Do nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác, đứng ngồi lâu, mang thai, béo phì, các van này có thể bị suy yếu, không đóng kín được.
* Ứ đọng máu: Khi van không đóng kín, máu sẽ bị trào ngược trở lại, gây ứ đọng ở các tĩnh mạch ở chân.
* Tăng áp lực tĩnh mạch: Áp lực tăng lên làm giãn các tĩnh mạch, gây ra các triệu chứng như đau, nặng chân, phù nề.
* Biến chứng: Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như loét chân, viêm tĩnh mạch huyết khối.
* Tĩnh mạch nông giãn do:Khuyết cấu trúc và chức năng của van tĩnh mạch hiển,thành tĩnh mạch yếu,áp lực cao trong lòng mạch.
TRIỆU CHỨNG CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI?
* Chân nặng, mỏi,đau âm ỉ cảm giác đè nặng khi đứng lâu,thường xuất hiện vào cuối ngày và giảm đau khi nâng cao chân.
* Ngứa, rát chân,đặc biệt ở vùng da xung quanh tĩnh mạch giãn.
* Sưng mắt cá chân(phù chân),có thể loét da gần mắt cá chân.
* Tĩnh mạch nổi rõ,các tĩnh mạch trở nên to và ngoằn ngoèo.
PHÂN LOẠI SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI?
* C0:Dấu chứng của bệnh tĩnh mạch,không tìm thấy nguyên nhân/sờ thấy.
* C1:Giãn mao mạch,tĩnh mạch mạng lưới.
* C2:Giãn Tĩnh mạch
* C3:Phù chưa có biến đổi trên da
* C4:Biến đổi trên da bao gồm:rối loạn sắc tố da,chàm,xơ cứng da mờ,sẹo trắng.
* C5:Loét tĩnh mạch đã liền sẹo.
* C6: Loét tĩnh mạch đang tiến triển.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ?
* Thay đổi lối sống:
+ Tập thể dục đều đặn:đi bộ,bơi lội,đạp xe…
+ Giảm cân nếu có thừa cân/béo phì.
+ Nâng cao chân khi nghỉ ngơi, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.
* Băng ép: Sử dụng vớ y khoa để hỗ trợ tuần hoàn máu.
* Thuốc:
+ Thuốc làm bền thành mạch: Giúp tăng cường sức mạnh của thành mạch, giảm tình trạng rò rỉ mao mạch và giảm sưng( Diosmin, rutin, flavonoid)
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giảm đau, sưng và viêm(Ibuprofen, naproxen)
+ Thuốc giảm đau: Giảm các triệu chứng đau nhức(Paracetamol)
* Điều trị xâm lấn tối thiểu: Các thủ thuật y khoa như chích xơ tĩnh mạch(tiêm một chất làm cứng vào tĩnh mạch để làm xẹp tĩnh m, laser(sử dụng năng lượng laser để làm nóng và đóng các tĩnh mạch bị giãn),RFA(sử dụng sóng radio để làm nóng và đóng các tĩnh mạch bị giãn) hoặc phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng.
PHÒNG NGỪA?
* Tập thể dục đều đặn: Giúp tăng cường tuần hoàn máu.
* Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, hãy cố gắng giảm cân.
* Nâng cao chân: Khi nghỉ ngơi, hãy kê cao chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
* Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu: Thay đổi tư thế thường xuyên.
Để lại một bình luận