SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG-NẤM MIỆNG

NẤM MIỆNG LÀ GÌ?

Bệnh nấm miệng hay còn được gọi là bệnh tưa miệng là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng . Candida là một sinh vật bình thường trong miệng, nhưng đôi khi một số loại thuốc và tình trạng bệnh gây suy yếu hệ miễn dịch tạo điều kiện cho nó có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.

TRIỆU CHỨNG:

  • Bệnh nấm miệng gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường ở lưỡi hoặc má trong. Đôi khi bệnh nấm miệng có thể lan đến vòm miệng, nướu hoặc amidan hoặc phía sau cổ họng.
  • Cảm giác đau rát,đỏ vùng tổn thương gây khó ăn,khó nuốt
  • Nứt đỏ ở khóe miệng.
  • Giảm vị giác
  • Cảm giác như có bông trong miệng.
  • Trong trường hợp nặng nấm miệng có thể lan xuống thực quản gây:Đau khi nuốt,khó nuốt,cảm giác thức ăn vướng ở cổ họng hoặc giữa ngực

YẾU TỐ NGUY CƠ:Những trường hợp sau thường dễ bị nấm miệng

  • Bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường) không kiểm soát tốt.
  • Mắc các bệnh mãn tính như ung thư hoặc HIV không được điều trị dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Dùng thuốc kháng sinh (đặc biệt là trong thời gian dài) gây tiêu diệt vi khuẩn bình thường trong miệng làm cho nấm candidas sinh sôi theo ý muốn.
  • Dùng corticoid thời gian dài hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
  • Nghiện  ma túy.
  • Chế độ ăn uống kém (bị suy dinh dưỡng).
  • Sử dụng răng giả (đặc biệt nếu chúng không vừa vặn).
  • Hút thuốc lá.
  • Phụ nữ đang mang thai do thay đổi nội tiết tố.
  • Trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
  • Trẻ đang bú mẹ vì núm vú ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm men phát triển

ĐIỀU TRỊ:

Điều trị bệnh nấm miệng, bác sĩ kê đơn thuốc kháng nấm từ 7-14 ngày,một số loại thuốc kháng nấm như:(fluconazol (Diflucan),nystatin,itraconazol (Sporanox),amphotericin B (AmBisome, Fungizone)

ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ:

  • Dùng nửa (1/2) muỗng café muối hoặc baking soda hòa tan với một ly nước ấm súc miệng trong ngày.
  • Bổ sung thêm thực phẩm có men vi sinh(probiotics) như sữa chua để khôi phục lại sự cân bằng men trong miệng.

MỘT SỐ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NẤM MIỆNG

  • Bạch Đậu Khấu:Chứa hoạt chất Cineole có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nấm candida vùng  miệng.

+ Cách dùng:Ngậm trực tiếp vài quả Bạch Đậu Khấu trong miệng vài phút hoặc cho Bạch Đấu Khấu vào nước đã đun sôi chờ nguội lấy dung dịch trên súc miệng vào mỗi buổi sáng.

  • Quế Khâu:Chứa hoạt chất Cinnamaldehide có tác kháng nấm trong khoang miệng,giảm đau rát họng.

+ Cách dùng:Cho vài mảnh Quế khâu vào nước đun sôi để nguội dùng súc miệng mỗi buổi sáng

  •  

PHÒNG NGỪA NẤM MIỆNG:

  • Hạn chế dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Có chế độ ăn uống bổ dưỡng và thực hành một lối sống lành mạnh để hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch.
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch súc miệng mỗi ngày.
  • Nếu có răng giả, hãy tháo chúng ra trước khi đi ngủ, vệ sinh chúng hàng ngày và đảm bảo chúng vừa khít.
  • Nếu có sử dụng ống hít corticosteroid(phòng ngừa bệnh hen suyễn,COPD), hãy súc miệng hoặc đánh răng sau khi sử dụng.
  • Kiểm soát tốt đường huyết nếu có đái tháo đường.
  • Trong trường hợp đang bị nhiễm trùng nấm men ở một bộ phận khác trên cơ thể ngoài miệng, hãy điều trị.Vì nấm men có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ th

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *