SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG – SÂU RĂNG

SÂU RĂNG LÀ GÌ?

  • Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt cứng của răng và phát triển thành những lỗ nhỏ.

NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG:

  • Khi vi khuẩn gây sâu răng tiếp xúc với đường và tinh bột từ thực phẩm và đồ uống, chúng sẽ tạo thành axit. Axit này có thể tấn công men răng, khiến răng bị mất khoáng chất.
  • Nguyên nhân là do ăn nhiều đường, tinh bột và không vệ sinh răng miệng kỹ. Khi đường và tinh bột không được làm sạch khỏi răng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng ăn chúng và hình thành mảng bám. Mảng bám bám trên răng  có thể cứng lại bên dưới hoặc phía trên đường viền nướu thành cao răng. Cao răng làm cho mảng bám khó loại bỏ hơn và tạo ra lá chắn cho vi khuẩn

tấn công mảng bám tạo thành axit. Các axit này sẽ loại bỏ các khoáng chất trong lớp men cứng bên ngoài của răng. Sự xói mòn này gây ra những lỗ nhỏ trên men răng dẫn đến giai đoạn đầu của sâu răng

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SÂU RĂNG:

  • Giai đoạn 1:Lớp ngoài của răng bao gồm một loại mô gọi là men răng. Men răng chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất.Khi răng tiếp xúc nhiều lần với axit, như khi thường xuyên ăn thức ăn hoặc uống nhiều đường và tinh bột, men răng sẽ tiếp tục mất khoáng chất. Một đốm trắng có thể xuất hiện ở nơi khoáng chất bị mất đi. Đây là dấu hiệu của sự phân rã sớm.

*Quá trình sâu răng có thể được dừng lại hoặc đảo ngược vào thời điểm này. Men răng có thể tự sửa chữa bằng cách sử dụng khoáng chất từ nước bọt và fluoride từ kem đánh răng hoặc sử dụng những sản phẩm súc miệng có khả năng diệt khuẩn,loại bỏ được mảng bám.

  • Giai đoạn 2:Nếu quá trình sâu răng tiếp diễn, men răng sẽ bị phá hủy thêm,có thể nhận thấy đốm trắng trên răng chuyển sang màu nâu.Khi men răng bị suy yếu, các lỗ nhỏ trên răng gọi là sâu răng có thể hình thành.
  • Giai đoạn 3:Ngà răng là mô nằm dưới men răng. Nó mềm hơn men răng nên dễ bị tổn thương do axit hơn. Vì lý do này, quá trình sâu răng diễn ra với tốc độ nhanh hơn khi đến ngà răng.Ngà răng cũng chứa các ống dẫn đến dây thần kinh của răng. Vì lý do này, khi ngà răng bị ảnh hưởng do sâu răng, có thể bắt đầu cảm thấy ê buốt,đặc biệt khi ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng hoặc lạnh.
  • Giai đoạn 4:Tủy răng là lớp trong cùng của răng . Nó chứa các dây thần kinh và mạch máu giúp giữ cho răng khỏe mạnh. Các dây thần kinh có trong tủy cũng cung cấp cảm giác cho răng.Khi tủy răng bị tổn thương, nó có thể bị kích thích và bắt đầu sưng lên. Vì các mô xung quanh răng không thể giãn nở để thích ứng với tình trạng sưng tấy này nên áp lực có thể đè lên dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến đau đớn.
  • Giai đoạn 5:Khi sâu răng tiến triển vào tủy, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tình trạng viêm răng ngày càng gia tăng có thể dẫn đến hình thành túi mủ ở chân răng, gọi là áp xe.Áp xe răng có thể gây đau dữ dội và có thể lan xuống hàm. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm sưng nướu, mặt hoặc hàm, sốt và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY SÂU RĂNG:

  • Vệ sinh răng miệng kém như:không đánh răng thường xuyên,không sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa còn bám lại trên răng.
  • Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn thức uống có nhiều tinh bột, đường hoặc axit
  • Răng mọc lệch dẫn đên khó vệ sinh răng dễ gây sâu răng hơn.
  • Tình trạng khô miệng: do sử dụng một số loại thuốc,xạ trị ung thư,Hội chứng Sjogren(bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của các tuyến sản xuất nước bọt và nước mắt).
  • Trẻ em còn bú sữa bình vào ban đêm.
  • Quá ít Flouride trong răng.

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA SÂU RĂNG:

Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của răng sâu. Khi sâu răng mới bắt đầu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi vết sâu răng ngày càng lớn,có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng
  • Răng nhạy cảm với thức ăn đồ uống nóng lạnh.
  • Có thể nhìn thấy lỗ hoặc hố trên răng.
  • Vết ố màu nâu, đen hoặc trắng trên bất kỳ bề mặt nào của răng.
  • Đau khi cắn xuống.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Chảy máu nướu răng

ĐIỀU TRỊ:

  • Nếu tình trạng sâu răng vẫn còn ở giai đoạn đầu, trước khi hình thành lỗ sâu, nha sĩ có thể bôi fluoride,fluoride có tác dụng củng cố men răng, làm cho men răng có khả năng chống lại các axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra tốt hơn,để đẩy lùi tình trạng sâu răng;Hoặc có thể sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride.
  • Khi sâu răng hình thành ở men răng mà không ảnh hưởng đến tủy răng bên trong thì có thể sử dụng phương pháp trám răng. Nha sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và sau đó phục hồi răng bằng cách trám lại bằng vật liệu trám.
  • Một phương pháp điều trị khác là lắp mão răng nhân tạo:Phần răng bị sâu sẽ được khoan ra và mão răng có hình dạng của chiếc răng ban đầu được đặt lên chiếc răng còn lại. Mão răng này có thể được làm bằng sứ, gốm, vàng hoặc thủy tinh và được gắn vào răng bằng xi măng nha khoa.
  • Khi sâu răng lan đến phần tủy răng thì cần phải điều trị tủy-tủy răng bị bệnh được loại bỏ.Có thể đưa thuốc vào ống tủy để loại bỏ nhiễm trùng,sau đó trám lại.
  • Nhổ răng :Răng bị hư hỏng nặng và không thể sửa chữa lại được thì răng sâu có thể phải nhổ bỏ,để ngăn ngừa sâu răng lan sang các răng khác.Sau đó có thể trồng lại răng mới.

MỘT SỐ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG:

  • Đại Hồi: Thành phần Anethol có tác dụng kháng khuẩn,kháng viêm,giảm đau,sát trùng vùng răng miệng.

+ Cách dùng:Đại Hồi xay bột,bôi trực tiếp bột Đại Hồi lên chỗ răng sâu.

  • Quế Khâu: Thành Phần Cinnamaldehide trong Quế Khâu có tác dụng kháng khuẩn(Listeria,salmonella-vi khuẩn gây sâu răng),giảm đau răng.

+ Cách dùng:Có thể nhai mảnh nhỏ quế từ từ để hoạt chất thấm vào răng sâu;hoặc có thể trộn bột quế với mật ong theo tỉ lệ 1:1 đế súc miệng vào mỗi buổi sáng.

  • Bạch Đậu Khấu:Thành phần Cineole trong Bạch Đậu Khấu có tác dụng sát khuẩn,tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sâu răng.

 + Cách dùng:Có thể nhai trực tiếp quả Bạch Đậu Khấu;hoặc xay nhỏ Bạch Đậu Khấu ngâm với nước đun sôi để nguội dùng súc miệng hằng ngày.

  • Bạc Hà: Thành phần Mentol và Ciscaveol trong tinh dầu Bạc Hà có đặc tính kháng khuẩn,loại bỏ mảng bám và các loại vi khuẩn gây sâu răng,giảm đau răng.

+ Cách dùng:Nhai trực tiếp vài lá Bạc Hà cho hoạt chất thẩm thấu vào răng sâu.

 PHÒNG NGỪA:

  • Để ngăn ngừa sâu răng thì việc thực hành vệ sinh răng miệng tốt là một phần rất quan trọng. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để ngăn ngừa sâu răng:
  • Đánh răng: Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sau bữa ăn,tốt nhất sử dụng kem đánh răng có fluoride.
  • Thường xuyên làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc chất làm sạch kẽ răng (giữa các răng).
  • Khuyên dùng những sản phẩm súc miệng có khả năng kháng khuẩn và loại bỏ mảng bám trên răng.Sử dụng sau khi đánh răng hoặc sau bữa ăn.
  • Hạn chế đồ ngọt: hạn chế đồ uống có đường, thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột.VD:bánh ngọt,kẹo,nước ngọt…
  • Tránh ăn vặt: Hãy hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn, vì điều này có thể khiến vi khuẩn trong miệng có nhiều đường hơn để chuyển hóa thành axit.
  • Không nên sử dụng thuốc lá, kể cả thuốc lá không khói. Nếu đang sử dụng thuốc lá, hãy cân nhắc việc bỏ thuốc lá.
  • Đến nha sĩ định kỳ để răng bạn được kiểm tra và làm sạch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *