VIÊM HỌNG LÀ GÌ?
Viêm họng là tình trạng đau ngứa hoặc kích ứng ở cổ họng,tình trạng này trầm trọng hơn khi nuốt.
NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng là do virus(rhinovirus, adenovirus, virus cúm, coronavirus,virus hợp bào hô hấp)
- Do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A
- Do vi khuẩn(lậu,bạch hầu,clamydia,mycoplasma) ít phổ biến hơn
- Các nguyên nhân khác:
+ Do dị ứng: Phản ứng dị ứng với phấn hoa, mạt bụi, vật nuôi hoặc nấm mốc có thể gây họng khô và ngứa . Đau họng do dị ứng là do chảy nước mũi sau (khi chất nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng). Chất nhầy kích thích cổ họng và gây đau.
+ Trào ngược dạ dày thực quản (GERD):Khi acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ làm cho cổ họng nóng rát và đau.
+ Lạm dụng chất kích thích:ăn đồ cay nóng,hút thuốc,uống nhiều rượu bia…
TRIỆU CHỨNG:Các triệu chứng chung bao gồm:Sưng đau và cảm giác khô,ngứa ở cổ họng,kèm khó nuốt
Ngoài những triệu chứng chung trên thì tùy theo nguyên nhân gây đau họng sẽ có những triệu chứng kèm theo như sau:
*Viêm họng do virus(viral):
– Sổ mũi
– Ho có đờm hoặc ho khan
– Khàn tiếng
– Có thể có amydal sưng đỏ
– Sốt
– Cảm thấy mệt mỏi
*Viêm họng do vi khuẩn (Bacterial)
– Sưng hạch bạch huyết
– Amydal sưng đỏ,đôi khi có mảng trắng
– Có những đốm nhỏ trên vòm miệng
– Phát ban
– Lưỡi dơ
– Sốt vừa hoặc cao
– Đau bụng,buồn nôn hoặc nôn mửa.
ĐIỀU TRỊ:
- Viêm họng do virus:Kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp viêm họng do virus, thông thường điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng để bệnh tự khỏi.Bên cạnh đó áp dụng thêm một số phương pháp điều trị tại nhà.
- Viêm họng do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh và dùng thuốc điều trị triệu chứng(thuốc hạ sốt,giảm đau họng,giảm ho…)
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ:
- Uống nước ấm hoặc uống trà với chanh và mật ong.
- Ăn nhiều trái cây và có thể bổ sung thêm vitamin C.
- Bổ sung Kẽm: Kẽm có lợi cho hệ thống miễn dịch và có tác dụng kháng virus.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi nước: Bổ sung độ ẩm cho môi trường xung quanh, đặc biệt là phòng ngủ, sẽ giúp làm giảm khô cổ họng.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể,ngủ 8 tiếng vào ban đêm.
- Tránh các chất kích thích: Khói thuốc thụ động, hút thuốc, thức ăn cay nóng có thể gây kích ứng họng.
- Sử dụng dung dịch súc miệng có tác dụng sát khuẩn mỗi ngày.
MỘT SỐ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG:
- Cam Thảo:Thành phần glycirizin có tác dụng kháng viêm,kháng khuẩn.
+ Cách dùng:Có thể ngậm 1-2 lát Cam Thảo trong miệng vài phút,hoặc ngâm vài lát Cam Thảo với nước sôi để nguội sau đó dùng súc miệng.
- Bạc Hà: Thành phần menthol có tác dụng kháng viêm,kháng khuẩn,giảm kích ứng vùng họng giúp giảm ho,giảm đau họng và làm loãng chất nhầy trong họng.
+ Cách dùng:Lấy vài lá Bạc Hà cho vào ly nước đã đun sôi sau đó uống dần.
- Quế: Thành phần cinnamaldehyde có tác dụng kháng khuẩn giải nhiệt,giảm đau.
+ Cách dùng:Cho một muỗng cafe bột quế hoặc thanh quế nhỏ vào 250ml nước đun sôi trong khoảng 5 phút,sau đó thêm vào một ít mật ong và chanh rồi uống.
- Gừng:Thành phần hoạt chất của nó là gingerol và shogaol,có tác dụng như NSAID(ibuprofen,indomethacin…) có thể giúp hạ sốt,giảm đau,giảm viêm. Ngoài ra, gừng đã được chứng minh là có tác dụng kháng cholinergic trong đường hô hấp,đặc tính này giúp giảm tắc nghẽn chất nhầy trong đường hô hấp và giảm các triệu chứng ho.
+ Cách dùng:cho vài lát gừng vào ly nước đã đun sôi đậy kín nắp trong khoảng 15 phút,thêm vào một muỗng café mật ong sau đó uống dần.
PHÒNG NGỪA:
Giữ gìn vệ sinh tốt và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây viêm họng có thể ngăn ngừa bệnh.Bao gồm những phương pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trong ít nhất 10-15 giây.
- Sử dụng nước muối pha loãng hoặc dung dịch súc miệng để súc miệng mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân
- Làm sạch thường xuyên các bề mặt tiếp xúc như:màn hình điện thoại,điều khiển tivi,bàn phím máy tính…
- Giữ khoảng cách với người đang mắc bệnh về đường hô hấp.
- Hạn chế đưa tay lên mắt,mũi,miệng.
- Tránh hút thuốc lá hoặc hút thuốc thụ động
- Chú ý để các chất gây dị ứng như:Phấn hoa,lông chó mèo,nấm móc.
- Ngủ nghỉ và chế độ dinh dưỡng hợp lý,khoa học.
- Thường xuyên rèn luyện thể chất-tập thể dục.
- Nên tiêm ngừa vaccin cảm cúm hàng năm.