MẤT NGỦ:NGUYÊN NHÂN,TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA

Theo nhịp sống hiện đại ngày nay tình trạng mất ngủ càng trở nên phổ biến,ước tính có khoảng 7% người trưởng thành bị mất ngủ mỗi năm, phụ nữ có tỉ lệ cao hơn nam.Mất ngủ có thể là bệnh chính hoặc cũng có thể là một triệu chứng thứ phát của bệnh lý khác;thường xảy rahơn ở các cá nhân dễ bị tổn thương tâm lý,chịu nhiều căng thẳng,nhiều bệnh đi kèm hay có tiền căn gia đình,tiền căn bản thân từng bị mất ngủ.

 NGỦ LÀ GÌ?

  • Ngủ là trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm;trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm,các hoạt động hô hấp tuần hoàn chậm lại.
  • Giấc ngủ chất lượng tốt rất quan trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Thời gian ngủ tối ưu ở người trưởng thành để có sức khỏe tốt là từ 7 tiếng đến 9 tiếng.Thời gian ngủ ngắn là ít hơn 6 tiếng mỗi 24 giờ(một ngày), thời gian ngủ dài là nhiều hơn 9 tiếng đến 10 tiếng mỗi 24 giờ.

MẤT NGỦ LÀ BỆNH GÌ?

  • Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ biểu hiện là tình trạng khó ngủ và/hoặc khó duy trì giấc ngủ.Mất ngủ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, chất lượng lượng cuộc sống và cả về sức khỏe.
  • Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) kéo dài từ 1 đêm đến vài tuần hoặc có thể kéo dài (mãn tính) xảy ra 3 đêm  trong 1 tuần và từ 3 tháng trở lên.

NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ

  • Yếu tố tâm lý-tâm thần chiếm 50% các trường hợp mất ngủ:rối loạn lo âu,rối loạn căng thẳng sau chấn thương,trầm cảm, căng thẳng liên quan đến các sự kiện lớn trong đời như mất việc hoặc thay đổi công việc, cái chết của người thân, ly hôn hoặc chuyển nhà.
  • Một số bệnh lý chuyên khoa và sử dụng thuốc điều trị chiếm 25% trường hợp mất ngủ:

+ Các bệnh lý chuyên khoa gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như:Hen phế quản,COPD,tiểu đường, đau mãn tính, ung thư, bệnh tim, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer…

 + Một số loại thuốc gây mất ngủ:thuốc chống trầm cảm,thuốc điều trị hen suyễn,một số thuốc trị cảm và thuốc giảm cân có chứa caffein.

  • Mất ngủ nguyên phát(vô căn) chiếm 15% trường hợp: là mất ngủ mà không tìm ra được nguyên nhân gây ra.
  • Các nguyên nhân khác chiếm 10% trường hợp mất ngủ như:vệ sinh giấc ngủ không tốt(uống café,trà,hút thuốc lá vào buổi chiều muộn; ngủ trưa quá nhiều; sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ…); chứng ngưng thở khi ngủ;thời kỳ mãn kinh; sử dụng nhiều café,thuốc lá hoặc rượu.

TRIỆU CHỨNG MẤT NGỦ

*Các triệu chứng mất ngủ có thể bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Thức dậy trong đêm
  • Thức dậy quá sớm
  • Không cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ sau một đêm ngủ
  • Mệt mỏi vào ban ngày hoặc buồn ngủ
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng
  • Khó chú ý, tập trung vào nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Gia tăng lỗi hoặc tai nạn
  • Luôn lo lắng về giấc ngủ

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA MẤT NGỦ

  • Trong trường hợp lo âu cấp tính ví dụ như một phản ứng đau buồn thì việc dùng thuốc là thích hợp
  • Tâm lý trị liệu và thay đổi hành vi lối sống
  • Mất ngủ thoáng qua, khó dỗ giấc ngủ được điều trị tốt bằng trấn an và liệu pháp điều chỉnh hành vi trong vệ sinh giấc ngủ như sau:
  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng,không giành nhiều thời gian trên giường hơn mức cần thiết.
  •  Ngủ trưa  ngắn dưới 1 giờ (1 tiếng) và hạn chế ngủ trưa sau 15 giờ vì có thể khiến khó ngủ vào ban đêm.
  • Đặt ra chế độ vận động mỗi ngày.
  • Không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.Vì nó có thể tác động tiêu cực đến việc tiết melatonin, nhịp sinh học và giấc ngủ.
  • Hạn chế uống nước nhiều sau 18 giờ
  • Tránh chất caffeine, nicotin (thuốc lá) vào cuối ngày. Caffeine và nicotin là những chất kích thích và có thể gây mất ngủ. Hạn chế uống rượu trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ vì rượu có thể gây thức dậy vào giữa đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Không nên tập thể dục ít nhất 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ.
  • Ăn tối nhẹ,hạn chế bữa ăn nặng vào cuối ngày.
  • Tạo một phòng ngủ thoải mái: tối, yên tĩnh và không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thực hiện theo một thói quen để thư giãn trước khi đi ngủ như:Đọc sách, nghe nhạc.
  • Nếu  không thể ngủ và không buồn ngủ sau 20 phút nằm trên giường, nên rời khỏi giường và hoạt động nhẹ nhàng để thư giãn như đọc sách hoặc thiền và chỉ quay trở lại giường khi cảm thấy buồn ngủ.
  • Chú trọng điều dưỡng tinh thần:giận,lo nghĩ,sợ hãi là 3 loại tình chí góp phần chính yếu gây mất ngủ.Do vậy cần luyện tập tinh thần quân bình, nhanh chóng có hướng xử lý khi xuất hiện sự thái quá của các loại tình chí này.
  • Chú ý rèn luyện thân thể,hạn chế lối sống tĩnh tại(lười vận động);tránh làm việc quá sức,nghỉ ngơi kết hợp làm việc khoa học; tình dục điều độ để tăng cường thể chất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *