*Giải phẫu thần kinh tọa:Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất và dài nhất của cơ thể,nó được tạo bởi sự hợp nhất của các rễ L4-L5-S1-S2-S3,trong đó cơ bản chủ yếu là rễ L5 và S1,thần kinh tọa từ vùng chậu hông xuống mông chạy mặt sau đùi tới khoeo chân chia thành 2 nhánh(thần kinh mác chung thuộc rễ L5 đi xuống trước ngoài cẳng chân đến mu chân kết thúc ở ngón chân cái và thần kinh chày thuộc rễ S1 xuống mặt sau cẳng chân xuống gót chân kết thúc ở ngón chân út)
*Chức năng dây thần kinh tọa:chi phối cảm giác,dinh dưỡng và vận động cho phần lớn chi dưới chủ yếu là vùng cẳng chân.Vùng chi phối của Tk tọa do 2 rễ L5-S1 đảm nhận.
*Đau thần kinh tọa là cảm giác đau từ vùng thắt lưng lan dọc theo đường đi của thần kinh tọa.Tuổi thường gặp là 30-50 tuổi,nam bị nhiều hơn nữ.
*Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa:
– Khoảng 80% trường hợp đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm CSTL ,để hiểu rõ hơn ta đi vào cấu trúc,chức năng của đĩa đệm và nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:
+Cấu trúc:đĩa đệm bao gồm 70%-80% là nước,các hợp chất hữu cơ chiếm 20-30%(Collagen-mucopolysaccharid-polysaccharid->giúp đĩa đệm có tính đàn hồi,tính căng phồng và chịu lực;glycoprotein là enzym có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong đĩa đệm đồng thời nó cũng là chất phá hủy nhân nhầy và mặt sụn gian đốt sống trong thoái hóa đĩa đệm) và các nguyên tố vi lượng(calci,sắt,kali,kẽm…)
+ Chức năng:
- Chức năng giảm xóc:đĩa đệm được xem như lò xo sinh học->giảm lực chấn động phát sinh khi chạy nhảy hoặc mang vác nặng.
- Chức năng làm trục cột sống:cột sống cử động được là nhờ đĩa đệm và các khớp nối đốt sống với nhau,sự đàn hồi của đĩa đệm đảm bảo cho cột sống xoay quanh 3 trục(trục ngang ->Cs gấp,cúi về trước và ưỡn ra sau;trục dọc->Cs nghiêng sang trái và phải;trục đứng ->CS quay quanh trục,tức là xoay nghiêng sang 2 bên).
- Chức năng tạo hình dáng Cs:chiều cao và vị trí đĩa đệm góp phần tạo nên hình dáng CS,khi về già do đĩa đệm thoái hóa mất nước ->chiều cao đĩa đệm giảm,cơ và dây chằng Cs yếu đi do mất tính đàn hồi và không còn khả năng giữ vững cs+ loãng xương ->người già thường bị gù.
+ Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:
- Thoát vị đĩa đệm là kết quả của bệnh thoái hóa xương sụn cs,nhân nhày đĩa đệm là tổ chức đĩa đệm bị thoái hóa đầu tiên,nhân nhày mất nước khô lại->tính đàn hồi và căng phồng của đĩa đệm dần mất,giòn và dễ gãy,vòng sợi mất tính đàn hồi,mềm nhão xuất hiện kẽ nứt rạn và tạo khe hở-> dưới trọng lượng cơ thể đè lên đĩa đệm bị thoái hóa làm cho mảnh vỡ nhân nhày vào khe rạn nứt của vòng sợi ở phía sau đốt sống->ép vào dây chằng dọc sau làm cho dây chằng dọc sau suy yếu không giữ nổi nhân nhầy đĩa đệm->nhân nhầy đĩa đệm lồi vào ống sống chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
- Thoái hóa tiên phát(sinh lý):do đĩa đệm luôn chịu tải trọng tĩnh(lúc nghỉ ngơi) và tải trọng động (khi đi lại ,chạy nhảy,mang vác,xách nặng…) của cơ thể nên theo thời gian nhân nhày đĩa đệm dần dần bị thoái hóa.
- Thoái hóa thứ phát(thoái hóa bệnh lý):thoái hóa nhân nhầy sẽ dẫn đến thoái hóa các tổ chức xung quanh.
- Thoát vị đĩa đệm xảy ra cấp tính sau khi nâng vật nặng đột ngột hoặc bởi những động tác gắng sức quá mức->khi nâng vật nặng,áp lực đè lên đĩa đệm tăng cao,nhân nhầy bị ép mạnh đột ngột chuyển dịch mạnh ra sau,có thể làm rách dây chằng dọc sau ->thoát vị đĩa đệm cấp tính.Thường xảy ra với thanh niên khỏe mạnh làm việc nặng nhưng không khởi động cs trước,không thường xuyên tập thể dục hoặc người béo bệu ,ít vận động không quen việc nặng;hoặc xảy ra khi vận động cs sai tư thế như cố lấy gì đó xa tầm với,cố kéo vật nặng,xoay người đột ngột. Thường xảy ra khi đã có thoái hóa cs-đĩa đệm trước đó,cũng có thể xem nó là hậu quả của quá trình thoái hóa cs-đĩa đệm.
- Phát triển dị thường ở cột sống và đĩa đệm:cùng hóa đốt sống L5,quá phát gai ngang L5,gai đôi cs…->những dị tật cs này làm rối loạn cân bằng cs nghĩa là trọng lượng cơ thể đè lên không đều lên đĩa đệm->giảm khả năng chịu đựng của đĩa đệm->quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn ra nhanh hơn->thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống:cs thoái hóa tạo nên các gai xương ở rìa ngoài thân đốt sống,nếu gai xương phát triển ở mép sau bên của thân đốt sống vào phía ống sống sẽ đè ép vào màng cứng tủy,rễ tk và gây đau.
- Trượt đốt sống:do thoái hóa cs-đĩa đệm ->cs không còn giữ thẳng trục
->trượt đốt sống ra trước,đốt sống L4,L5 hay bị trượt do thoái hóa->chèn ép vào rễ thần kinh.
-> Nhìn chung tất cả nguyên nhân gây đau thần kinh tọa trên đều do thoái hóa gây ra và chúng có thể kết hợp với nhau.
– Nguyên nhân hiếm gặp khác :viêm đĩa đệm đốt sống,chấn thương,mang thai…
*Triệu chứng:
– Đau CSTL lan xuống mặt ngoài đùi ,mặt trước ngoài cẳng chân ,mắt cá ngoài và tận cùng ở các ngón chân và còn tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện đau khác nhau(tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân,tổn thương rễ L5 đau tới mu bàn chân tận cùng ngón chân cái,tổn thương rễ S1 đau tới lòng bàn chân tận cùng ở ngón chân út.
– Đau từng cơn hay liên tục,giảm khi nằm nghỉ ngơi,tăng khi vận động đi lại nhiều.Trường hợp có hội chứng chèn ép(tăng khi ho,rặn,hắt hơi,có thể có yếu cơ).Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi ,hạn chế vận động.
*Điều trị:
– Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị nguyên nhân(thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm CSTL)
+ Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
+ Điều trị nội khoa(dùng thuốc,châm cứu,VLTL..) với những trường hợp nhẹ và vừa.
+ Can thiệp phẫu thuật với những trường hợp có biến chứng liên quan vận động cảm giác(teo cơ,rối loạn cơ vòng gây tiêu tiểu không tự chủ…)
-Điều trị cụ thể:
+ YHHĐ: Thuốc giảm đau(Paracetamol,Tramadol…),thuốc kháng viêm không steroid(meloxicam,celecoxib…),thuốc giãn cơ(eperisone,tolperisone…),đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau thần kinh(Gabapentin,Pregabalin…),Vitamin 3B…
+YHCT:Đau thần kinh tọa YHCT xếp vào chứng tọa cốt phong , nguyên nhân thường do cảm phải ngoại tà(phong,hàn,thấp),chấn thương,tư thế không phù hợp ->kinh mạch bị trở ngại,khí huyết vận hành không thông,khí trệ huyết ứ ,tắc trở gây nên,hoặc do lao lực quá độ người suy yếu->thận tinh suy không nuôi tốt kinh mạch->đau vùng thắt lưng.Vì vậy điều trị đau vùng thắt lưng theo YHCT chủ yếu là khu phong tán hàn trừ thấp,thông kinh lạc,hoạt huyết tiêu ứ trệ và bổ thận.
- Dùng thuốc:Sử dụng bài thuốc(các hoạt chất thiên nhiên) hoặc các thuốc thành phẩm từ YHCT vừa có thể điều trị triệu chứng bệnh vừa có thể tăng sức mạnh cơ và nâng tổng trạng cơ thể.
- Không dùng thuốc:Qua giai đoạn đau cấp ->có thể bắt đầu các động tác phục hồi chức năng để chấn chỉnh các tư thế xấu của cột sống,không nhất thiết phải ngừng hoạt động nhưng cần tránh gánh nặng cho vùng thắt lưng.Kéo giãn cột sống và các phương pháp dùng nhiệt(hồng ngoại,chườm nóng,đắp bùn nóng)thường mang lại hiệu quả tốt.
+ Châm cứu:Cơ chế kiểm soát đau của châm cứu:
-Kích thích thụ thể thần kinh trong mô tại chỗ châm cứu giúp giải phóng neuropeptide gây giãn mạch và tăng lưu thông máu cục bộ.
– Kích thích châm cứu sẽ được dẫn truyền từ đó ức chế tín hiệu đau->làm giảm cảm giác đau.
– Châm cứu kích thích cơ thể giải phóng endorphine (Morphin nội sinh)
->Giúp giảm đau nhanh chóng.
– Châm cứu ức chế sự tổng hợp cảm giác đau ở vỏ não.
+ Xoa bóp :Cơ chế giảm đau của xoa bóp :
- Xoa bóp kích thích thần kinh trung ương tiết endorphin(morphin nội sinh)->giảm đau
- Xoa bóp giúp giãn mạch->tăng tuần hoàn và dinh dưỡng tại chỗ
->giảm phù nề và giảm đau.
– Xoa bóp làm tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cơ,tăng tính đàn hồi của gân cơ,phát triển khối lượng cơ,tăng sức cơ->phòng chống teo cơ cứng khớp.
+ Tập Thái Cực Quyền giúp cải thiện triệu chứng đau cứng cột sống và phục hồi chức năng vận động.
+ Chế độ nghỉ ngơi:Nằm giường cứng ,tránh nằm võng hoặc ghế bố,tránh các động tác đột ngột quá mạnh ,tránh mang vác nặng,đứng ngồi quá lâu.
*Phòng ngừa:
- Giảm cân nếu có thừa cân béo phì.
- Tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng (kéo dài thời gian giảm đau do thoái hóa,cải thiện chất lượng cột sống..) có thể đạp xe,đi bộ,thể dục nhịp điệu hoặc tập các bài tập tại nhà, đối với thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bơi lội là môn thể thao tốt nhất.
- Đeo đai hỗ trợ giảm áp lực lên cột sống thắt lưng.
- Tránh các động tác không hợp lí cột sống trong sinh hoạt và lao động,tránh các động tác mạnh,đột ngột khi mang vác hoặc lao động nặng.
- Phát hiện sớm các dị dạng xương khớp cột sống ở người lớn và trẻ em(tư thế xấu,lệch trục khớp,còi xương) để kịp thời sửa chữa giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
- Ăn nhiều rau (đặc biệt là rau có màu xanh đậm như bông cải xanh,diếp cá,mồng tơi,cải xoăn…) , trái cây như cam,quýt,ổi,đu đủ…,các loai cá hồi,cá trích,cá mòi…và các loại ngũ cốc như gạo lứt,muối mè,yến mạch,các loại đậu…
- Hạn chế thuốc lá và rượu bia.
- Tắm nắng sáng sớm.
- Ngồi trên ghế lưng thẳng, không bị gập, ngủ trên giường cứng.
Để lại một bình luận