ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2:NGUYÊN NHÂN,DẤU HIỆU,ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Đái tháo đường tuýp 2 hay còn gọi là bệnh tiểu đường là tình trạng đường (glucose) trong máu tăng cao quá mức cho phép,là tình trạng bệnh khá phổ biến hiện nay.

I.Bệnh đái tháo đường tuýp 2(ĐTĐ2) là gì?

  • ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng Glucose huyết do khiếm khuyết về bài tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng Glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, Protein, Lipit, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.v.v…

II. Yếu Tố nguy cơ ĐTĐ 2

  • Yếu tố di truyền:

+ Sinh đôi:gen chiếm 60-90% khả năng ĐTĐ 2,sinh đôi cùng trứng 70-90%,sinh đôi khác trứng 15-25%.

+ Tiền căn gia đình (trực hệ) có nguy cơ ĐTĐ 2  40%,có cha và mẹ cùng ĐTĐ 2 thì nguy cơ lên đến 70%.

  • Lối sống không lành mạnh:thói quen ít vận động,ăn nhiều thức ăn béo ngọt giàu năng lượng.
  • Cân nặng béo phì,rối loạn chuyển hóa lipid(mỡ máu cao).
  • Tuổi:thường > 40 tuổi
  • Người có triệu chứng tiền ĐTĐ,ĐTĐ thai kỳ,sinh con >4kg.

III. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ 2

  • Tình trạng đề kháng insulin:insulin do tế bào beta tuyến tụy tiết ra,chức năng của insulin kích thích thu nhận glucose vào tế bào do vậy làm giảm glucose máu.

+ Giảm đáp ứng sinh học của mô với insulin(cơ,mỡ giảm thu nạp glucose,tăng sản xuất glucose từ gan).

+ Rối loạn quan trọng trong ĐTĐ 2.

+ Xảy ra trước khi phát triển thành ĐTĐ 2 từ 10-15 năm.

+ Liên quan đến yếu tố di truyền phối hợp với béo phì và lối sống(ít vận động,thói quen ăn uống).

  • Suy tế bào beta tuyến tụy:

+Gây giảm khả năng bài tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy do đáp ứng với tình trạng đường huyết cao.

+ Xảy ra trước khi ĐTĐ được chẩn đoán.

IV. Triệu chứng:

  • Tiểu nhiều, khát nước.
  • Cảm giác đói thường xuyên.
  • Mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Mờ mắt thoáng qua
  • Tê bì chân tay.
  • Khô da,ngứa toàn thân.
  • Dễ nhiễm trùng

V. Biến chứng:

  • Biến chứng cấp tính:
    • Hôn mê tăng đường huyết:hôn mê nhiễm acid ceton,hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
    • Hôn mê do hạ đường huyết.
  • Biến chứng mãn tính:
  • Bệnh mạch máu:
  • Biến chứng mạch máu lớn:Bệnh mạch vành(thiếu máu cục bộ cơ tim,nhồi máu cơ tim);đột quỵ não(nhồi máu não);Xơ vữa động mạch ngoại biên(gây triệu chứng đi cách hồi,hoại thư ngọn chi)
  • Biến chứng mạch máu nhỏ:Bệnh lý mạch máu võng mạc,bệnh lý cầu thận.
  • Biến chứng thần kinh:Viêm đa dây thần kinh,viêm đơn dây thần kinh
  • Biến chứng thần tự chủ(hay thần kinh thực vật):
    • Tim mạch:hạ huyết áp tư thế,loạn nhịp tim.
    • Tiêu hóa:liệt dạ dày,tiêu chảy/táo bón.
    • Hệ tiết niệu sinh dục:Liệt dương,đổ mồ hôi bất thường.
  •  Bàn chân ĐTĐ:phối hợp biến chứng thần kinh ngoại biên và mạch máu ngoại biên,là nguyên nhân dẫn đến đoạn chi.
  • Biến chứng nhiễm trùng:đường huyết kiểm soát kém dẫn đến giảm sức đề kháng cơ thể nên dễ bị nhiễm trùng(lao phổi,nhiễm trùng tiểu,nhiễm trùng da…)

VI. Tiêu chí chẩn đoán:Cần có 1 trong 4 tiêu chí sau:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl,đo 2 lần
  • Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose≥200mg/dl
  • Đường huyết bất kỳ ≥200mg/dl kết hợp với triệu chứng tăng đường huyết(tiểu nhiều,khát,uống nhiều,sụt cân)
  • HbA1c≥ 6,5%
  • Các xét nghiệm khác (nếu cần).

VII. Điều trị

Mục tiêu điều trị:

  • Kiểm soát đường huyết:kiểm soát đường huyết gần mức bình thường(lúc đói:80-120mg/dl;sau ăn:80-160mg/dl;HbA1C <7%).
  • Phòng ngừa biến chứng.
  • Các phương pháp điều trị:
    • Điều chỉnh chế độ ăn:
      • Bệnh nhân thừa cân béo phì cần giảm cân:3-7% cân nặng
      • Nên dùng carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ,không chà xát kỹ như:gạo lứt,bánh mì đen,nui…
      • Hạn chế đường hấp thu nhanh:bánh kẹo,đường,mía,một số loại hoa quả ngọt…
      • Hàm lượng đạm khoảng 1-1,5g/kg cân nặng/ngày ở người không có suy chức năng thận.Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu(đâuh phụ,đậu đen,đậu đỏ)
      • Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no như dầu ô liu,dầu mè,dầu lạc.Tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans) phát sinh khi ăn thức ăn rán,chiên,ngập dầu.
      • Giảm muối trong bữa ăn còn khoảng 2300mg/ngày
      • Chất xơ ít nhất 15g/ngày.
      • Bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu:sắt ở bệnh nhân ăn chay trường,dùng metformin lâu ngày gây thiếu vitamin B12.
      • Hạn chế lượng rượu:1 lon bia(330ml/ngày),rượu vang đỏ(150-200ml/ngày).
      • Ngừng thuốc lá.
  • Tập luyện thể dục:
    • Cần kiểm tra biến chứng tim mạch,mắt,thần kinh,biến dạng chân trước khi luyện tập.Đo huyết áp,tần số tim,không luyện tập gắng sức khi glucose huyết >250-270 mg/dl và ceton dương
    • Loại hình luyện tập thông dụng dễ áp dụng nhất:đi bộ tổng cộng 150 phút/tuần(hoặc 30 phút/ngày),không nên ngừng luyện tập 2 ngày liên tiếp.Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây,nâng tạ)
  • Thuốc uống:
    • Thuốc làm chậm hấp thu carbohydrate:ức chế glucosidase
    • Thuốc gây tiết insulin:sulfonilure thế hệ mới và chất tương tự meglitinide.
    • Thuốc làm giảm đề kháng insulin:biguanide và thiazolidinedone.
    • Các chất tương tự insulin tác dụng nhanh,có tác dụng gần giống insulin sinh lý.
    • Thuốc điều trị các biến chứng mạn tính:Tăng huyết áp,rối loạn lipid máu,bệnh thận,bệnh võng mạc do ĐTĐ.

VIII. Các biện pháp phòng ngừa:

  • Duy trì lối sống lành mạnh:tập luyện thể thao,giảm cân.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *