BÀI TẬP CHO NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

image_printPrint

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới(Varicose vein) hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức xung quanh.Bệnh gây nhức mỏi,nặng chân,phù chân,tê dị cảm,kiến bò,chuột rút về ban đêm…có thể dẫn đến các biến chứng như loét chân không lành,xuất huyết dưới da vùng chân,giãn lớn tĩnh mạch nông,viêm tĩnh mạch nông huyết khối,huyết khối tĩnh mạch sâu…

*Nguyên nhân gây suy giãntĩnh mạch chi dưới:Nguyên nhân bệnh chưa xác định rõ,bệnh thường liên quan đến một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên.

*Yếu tố nguy cơ:

– Tư thế sinh hoạt ,làm việc đòi hỏi đứng hay ngồi một chỗ lâu,ít vận động,phải mang vác nặng…làm cho máu bị dồn xuống 2 chân,gây tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân,về lâu dài sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều,khi van này suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực,dẫn đến ứ máu ở 2 chân.

– Người mang thai nhiều lần,béo phì,chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm bệnh trở nặng hơn.

– Quá trình thoái hóa do tuổi tác.Tuổi thọ càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy van tĩnh mạch chi dưới.

BÀI TẬP CHO NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

1/ Đi Bộ:

  • Đi bộ giúp cải thiện lưu thông máu ở chân.Nên đi bộ ngắt quãng,mỗi ngày đi bộ 30-45 phút.

2/ Đạp Xe:

  • Là hoạt động tác động thấp và không chịu tải cho đôi chân.Nếu không đủ điều kiện để đạp xe ngoài trời có thể thực hiện bài tập đạp tại chỗ như sau:

+ Nằm ngửa trên sàn.Đặt hai tay ra hai bên hoặc bên dưới mông để tránh làm căng phần lưng dưới.Nhấc chân lên khỏi sàn và đạp như đạp xe đạp.

3/Nâng chân:

  • Nằm ngửa,đặt tay dưới mông để loại bỏ căng thẳng ở lưng dưới.Giữ mông ấn xuống và lưng dưới chạm sàn,nhấc từng chân một lên và giữ ở tư thế nâng cao vuông góc với sàn.Giữ tư thế này cho đến khi cảm thấy máu chảy ngược từ bàn chân,bắp chân và đùi.Lặp lại với chân bên kia.Để thư giãn tối đa ,hãy nằm trên sàn với mông gần như chạm tường.Đặt cả hai chân ở tư thế nâng cao vào tường và cảm nhận sự lưu thông ở chân được cải thiện.

4/Diễu hành:

  • Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai,nâng một đầu gối lên khoảng 90 độ, sau đó hạ đầu gối xuống,lặp lại với chân còn lại, xen kẽ theo động tác diễu hành.Mục tiêu là 20-30 bước diễu hành.

5/Xoay mắt cá chân:Di chuyển và duỗi cổ chân là bài tập tốt nếu bạn phải ngồi lâu.

  • Xoay bàn chân ở mắt cá chân, tạo thành những vòng tròn nhỏ,thực hiện các động tác xoay theo hướng ngược lại.Lặp lại nhiều lần.

6/ Đứng bằng mũi chân:Thực hiện bài tập giúp cải thiện lưu thông máu.

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng hông.Có thể bám vào ghế hoặc tường để giữ thăng bằng.Từ từ nâng gót chân lên khỏi sàn cho đến khi bạn kiễng chân lên. Giữ lại,từ từ hạ gót chân xuống.Lặp lại nhiều lần.

7/Yoga: Thiết lập thói quen tập yoga thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tuần hoàn, tăng cường cơ bắp một cách tĩnh, cải thiện khả năng tự nhận thức, giảm đau do tình trạng tĩnh mạch.

Lưu ý:

  • Các bài tập nên được thực hiện nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
  • Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.
  • Kết hợp với việc mang vớ y khoa (nếu được chỉ định) để đạt hiệu quả tốt nhất.

image_printPrint