BÀI TẬP CHO BỆNH NHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

image_printPrint

Suy van tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức xung quanh.Bệnh gây nhức mỏi,nặng chân,phù chân,tê dị cảm,kiến bò,chuột rút về ban đêm…có thể dẫn đến các biến chứng như loét chân không lành,xuất huyết dưới da vùng chân,giãn lớn tĩnh mạch nông,viêm tĩnh mạch nông huyết khối,huyết khối tĩnh mạch sâu…

*Nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch chi dưới:Nguyên nhân bệnh chưa xác định rõ,bệnh thường liên quan đến một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên.

*Yếu tố nguy cơ:

– Tư thế sinh hoạt ,làm việc đòi hỏi đứng hay ngồi một chỗ lâu,ít vận động,phải mang vác nặng…làm cho máu bị dồn xuống 2 chân,gây tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân,về lâu dài sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều,khi van này suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực,dẫn đến ứ máu ở 2 chân.

– Người mang thai nhiều lần,béo phì,chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm bệnh trở nặng hơn.

– Quá trình thoái hóa do tuổi tác.Tuổi thọ càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy van tĩnh mạch chi dưới.

BÀI TẬP CHO NGƯỜI SUY VAN TĨNH MẠCH

1/ Đi Bộ:

  • Đi bộ giúp cải thiện lưu thông máu ở chân.Nên đi bộ ngắt quãng,mỗi ngày đi bộ 30-45 phút.

2/ Đạp Xe:

  • Là hoạt động tác động thấp và không chịu tải cho đôi chân.Nếu không đủ điều kiện để đạp xe ngoài trời có thể thực hiện bài tập đạp tại chỗ như sau:

+ Nằm ngửa trên sàn.Đặt hai tay ra hai bên hoặc bên dưới mông để tránh làm căng phần lưng dưới.Nhấc chân lên khỏi sàn và đạp như đạp xe đạp.

3/Nâng chân:

  • Nằm ngửa,đặt tay dưới mông để loại bỏ căng thẳng ở lưng dưới.Giữ mông ấn xuống và lưng dưới chạm sàn,nhấc từng chân một lên và giữ ở tư thế nâng cao vuông góc với sàn.Giữ tư thế này cho đến khi cảm thấy máu chảy ngược từ bàn chân,bắp chân và đùi.Lặp lại với chân bên kia.Để thư giãn tối đa ,hãy nằm trên sàn với mông gần như chạm tường.Đặt cả hai chân ở tư thế nâng cao vào tường và cảm nhận sự lưu thông ở chân được cải thiện.

4/Diễu hành:

  • Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai,nâng một đầu gối lên khoảng 90 độ, sau đó hạ đầu gối xuống,lặp lại với chân còn lại, xen kẽ theo động tác diễu hành.Mục tiêu là 20-30 bước diễu hành.

5/Xoay mắt cá chân:Di chuyển và duỗi cổ chân là bài tập tốt nếu bạn phải ngồi lâu.

  • Xoay bàn chân ở mắt cá chân, tạo thành những vòng tròn nhỏ,thực hiện các động tác xoay theo hướng ngược lại.Lặp lại nhiều lần.

6/ Đứng bằng mũi chân:Thực hiện bài tập giúp cải thiện lưu thông máu.

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng hông.Có thể bám vào ghế hoặc tường để giữ thăng bằng.Từ từ nâng gót chân lên khỏi sàn cho đến khi bạn kiễng chân lên. Giữ lại,từ từ hạ gót chân xuống.Lặp lại nhiều lần.

7/Yoga: Thiết lập thói quen tập yoga thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tuần hoàn, tăng cường cơ bắp một cách tĩnh, cải thiện khả năng tự nhận thức, giảm đau do tình trạng tĩnh mạch.

NHỮNG LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN SUY VAN TĨNH MẠCH MẠN TÍNH

  • Đảmbảo khẩu phần ăn hàng ngày có đủ chất xơ như trái Cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ… Để tránh bị táo bón.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm Nước uống và cả những thức ăn hoặc thức uống có Nước) đặc biệt khi thời tiết nóng.
  • Giày dép -nên mang kiểu giày gót thấp và đế mềm.Không nên mang giày cao gót. Nên tự bước đi bằng cả bàn chân. Quần áo – không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông.Nên dùng thang bộ không nên dùng thang máy.
  • Ngồi đúng tư thế – giảm tối đa lực ép lên mặt dưới đùi – không ngồi đong đưa chân – nên ngôi tư thế chắc chắn :chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi. Nên nhón gót khi phải ngồi lâu lặp lại nhiều lần. Hoặc nhịp chân khi phải ngồi lâu,lặp lại nhiều lần. Hoặc co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu.
  • Những động tác tại chỗ rất hữu ích khi ngồi lâu. Giúp máu lưu thông tốt. Xoay tròn bàn chân trên gót chân (xoay từ trái qua Phải ,và ngược lại).  
  • Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì thỉnh thoảng bạn nên cố gắng chạy tại chỗ, sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn
  • Tránh khiên xách nặng. Xách nặng – ví dụ như đi chợ, mua sắm – sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tinh mạch ngày càng quá tải. Cố gắng tránh xách nặng hãy để tất cả lên xe đẩy.
  • Nên tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như :đi bộ, chạy bộ,bơi lội, đạp xe, khiêu vũ….

Không nên chơi những môn thể thao có cử động nhanh,mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân, các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể dục, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa…) các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, Cầu lông…)những môn chơi với bóng (bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền…).

  • Thư giãn nghỉ ngơi và ngủ:nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 cm.
  • Tránh tắm nước nóng-sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về Tim dễ dàng hơn.
image_printPrint